Men gan là gì? Chỉ số men gan như thế nào là bình thường?

Gan là tạng đặc lớn nhất của cơ thể và đảm nhận nhiều chức năng quan trọng. Gan vừa là nhà máy tổng hợp, chuyển hóa, phân giải các chất dinh dưỡng, vừa là cơ quan thanh lọc, đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể. Men gan có vai trò không thể thiếu trong nhiều hoạt động của gan. Vì thế chỉ số men gan được xem như chỉ số phản ánh tình trạng sức khỏe của gan. Vậy men gan là gì? Chỉ số men gan như thế nào là bình thường, như thế nào là cao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về men gan cũng như các chỉ số men gan.

Men gan là gì?

Gan có một hệ thống enzyme hoàn chỉnh bao gồm AST, ALT, GGT… là những chất xúc tác không thể thiếu trong toàn bộ các hoạt động của gan. Các enzyme này gọi chung là men gan.

Khi cơ thể có dấu hiệu bất ổn thì gan thường là cơ quan chịu ảnh hưởng nặng nhất. Lúc này chỉ số men gan thay đổi một cách bất thường. Các enzyme trong tế bào gan được phóng thích vào máu vì thế máu sẽ chứa một lượng men gan nhất định, tích tụ dần dần khiến nồng độ men gan tăng cao hơn bình thường.

Thông qua xét nghiệm, các chỉ số men gan sẽ phản ánh được mức độ gan bị suy thoái cũng như tình trạng sức khỏe của người bệnh. Men gan cao là bằng chứng rõ rệt nhất cho gan đang bị phá hủy, là dấu hiệu cho những bệnh lý nguy hiểm về gan như viêm gan, xơ gan, tắc mật, ung thư gan. Nếu được phát hiện sớm thì sẽ có phương pháp điều trị kịp thời, đưa men gan về mức ổn định. Nếu để tình trạng này kéo dài hoặc không được phát hiện kịp thời thì bệnh sẽ diễn tiến ngày càng nặng, lúc đó việc điều trị sẽ khó khăn hơn nhiều.

Khi tế bào gan bị phá hủy sẽ giải phóng men gan vào trong máu
Khi tế bào gan bị phá hủy sẽ giải phóng men gan vào trong máu

Các chỉ số men gan thường được thực hiện xét nghiệm gồm:

  • Chỉ số AST (còn gọi là SGOT)
  • Chỉ số ALT (còn gọi là SGPT)
  • Chỉ số ALP (phosphatase kiềm)
  • Chỉ số GGT

Ý nghĩa các chỉ số men gan

Alanine Aminotransferase (ALT) và Aspartate Aminotransferase (AST)

ALT (hay còn gọi là SGOT) và AST (hay còn gọi là SGPT) thuộc nhóm enzyme transaminase. Transaminase là các enzyme nội bào có chức năng xúc tác chuyển hóa nhóm amin (-NH2) của các amino acid thành nhóm carbonyl (>C=O), thường gặp nhất là dạng keto-acid (RCOCOOH). Transaminase có trong tế bào của nhiều cơ quan tổ chức khác nhau, chính vì vậy, không chỉ riêng các bệnh lý về gan, ALT và AST có thể tăng cao trong một số bệnh lý ngoài gan.

Do ALT và AST là các enzyme nội bào, nghĩa là nằm bên trong tế bào, vì vậy khi có sự tổn thương tế bào gan hay các tế bào của các cơ quan có chứa hai enzyme này, các enzyme này sẽ được phóng thích vào máu làm cho nồng độ ALT và AST trong máu sẽ tăng cao. ALT được tìm thấy chủ yếu trong gan, chỉ một số ít ở tim và cơ vân, trong khi AST có mặt ở nhiều cơ quan như gan, tim, cơ, não, thận. Vì vậy, so với  với AST thì ALT đặc hiệu hơn trong các bệnh lý về gan.

Xét nghiệm nồng độ ALT và AST trong máu
Xét nghiệm nồng độ ALT và AST trong máu

Xét nghiệm ALT và xét nghiệm AST không thực hiện riêng lẻ mà thường được thực hiện chung với nhau. Dựa vào kết quả xét nghiệm men gan tăng ít hay nhiều so với giá trị bình thường, giữa ALT và AST chỉ số nào tăng ưu thế hơn, sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán các nguyên nhân làm tăng men gan. Tỷ số AST/ALT còn giúp phân biệt nguyên nhân gây tổn thương gan, phân biệt tổn thương gan với tổn thương cơ hoặc tim và dự đoán tiến triển của các bệnh này.

Phosphatase kiềm (ALP: Alkaline Phosphatase)

Phosphatase kiềm thuộc nhóm enzyme tham gia chuyển hóa kẽm, có mặt trong tất cả các mô, cơ quan của cơ thể bao gồm gan, thận, xương, ruột và ở cả nhau thai, nhưng hàm lượng ALP ở tế bào gan và xương là cao hơn cả. Tại gan, phosphatase kiềm tập trung phần lớn ở các cạnh tế bào và hình thành nên một ống nhỏ giúp dãn mật di chuyển từ gan xuống ruột.

ALP được xem là chất chỉ điểm của tình trạng tổn thương gan có ứ mật (trong gan, ngoài gan). Nồng độ ALP trong máu tăng cao trong một số bệnh về gan như viêm túi mật, tắc nghẽn ống mật, viêm gan, xơ gan… hoặc các bệnh lý rối loạn phát triển xương.

Thời gian bán thải của phosphatase kiềm khoảng 7 ngày. Tuy nhiên, ở người già trên 60 tuổi, đặc biệt là nữ giới, nồng độ phosphatase kiềm thường cao hơn mức bình thường. Những người nhóm máu O hoặc B, sau bữa ăn giàu chất béo, nồng độ phosphatase kiềm cũng tăng cao hơn mức bình thường do lượng enzyme từ ruột thấm vào trong máu.

Gamma Glutamin Transpeptidase (GGT)

GGT thuộc nhóm phức hợp cấu trúc glyco-protein màng, là enzym được tổng hợp từ tế bào gan và tế bào biểu mô ống mật. So với nhiều enzyme khác, GGT có độ nhạy rất cao, kể cả khi tế bào mới bị tổn thương nhưng chưa bị hủy hoại thì nồng độ GGT trong máu đã có sự biến đổi đáng kể. Điều này giúp lý giải trong thực hành lâm sàng, rất nhiều trường hợp ALT và AST bình thường nhưng nồng độ GGT trong máu tăng cao và khoảng dao động nồng độ GGT rất lớn.

Chỉ số GGT có thể giúp chẩn đoán tình trạng ứ mật ở gan, tuy nhiên kém đặc hiệu bằng chỉ số phosphatase kiềm. Bên cạnh ứ mật, GGT còn tăng cao trong các trường hợp như nghiện rượu, đái tháo đường, bệnh lý tụy, nhồi máu cơ tim, suy tim…

Tóm lại, tăng men gan xảy ra khi tế bào gan bị tổn thương, đặc biệt là tăng ALT, AST trong máu gián tiếp cho biết đang có quá trình viêm và hủy hoại tế bào gan. Mặt khác, tăng phosphatase kiềm và GGT lại liên quan đến tình trạng bất thường về bài tiết ở gan, là dấu hiệu của tình trạng ứ mật.

Chỉ số men gan bình thường là như thế nào?

Sau khi thực hiện xét nghiệm chức năng gan (các chỉ số về men gan), người bệnh sẽ được bác sĩ đánh giá và kết luận về tình trạng hiện tại của gan.

Chỉ số men gan bình thường là khi không vượt quá giới hạn cho phép:

  • Chỉ số ALT (còn gọi là GPT): 5-37 UI/l
  • Chỉ số AST (còn gọi là GOT): 5-40 UI/l
  • Chỉ số GGT: 5-60 UI/l
  • Chỉ số ALP: 35-115 UI/l

Trong một số trường hợp, chỉ số ALT, AST có thể tăng nhưng không quá cao so với mức bình thường (gấp 2-3 lần) thì vẫn được xem là bình thường. Chỉ số GGT nếu cao gấp 1-2 lần mức cho phép thì cũng chưa ảnh hưởng đến chức năng gan và người bệnh cũng không cần quá lo ngại đến sức khỏe.

Chỉ số men gan cao là như thế nào?

Tăng men gan kéo dài có thể dẫn đến xơ gan
Tăng men gan kéo dài có thể dẫn đến xơ gan

Khi một hoặc nhiều chỉ số men gan tăng hoặc tăng cao đột biến đồng nghĩa với việc cơ thể bạn có thể đang gặp vấn đề. Chỉ số men gan càng cao phản ánh mức độ gan bị tổn thương càng lớn.

Chỉ số men gan tăng từ 2 đến 3 lần là mức độ nhẹ, nếu bạn có chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học thì chỉ số men gan có thể tự phục hồi. Tăng từ 2 đến 5 lần là mức độ trung bình, giai đoạn này cần được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời. Và khi tăng gấp 5 đến 10 lần, có thể đến 20 lần là mức độ nghiêm trọng, đây là giai đoạn phải điều trị kiên trì và nghiêm túc để tránh đưa đến những biến chứng như xơ gan, ung thư gan, đe dọa tính mạng người bệnh.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không phải mọi trường hợp tăng cao chỉ số men gan đều là do tổn thương từ gan mà có thể nguyên nhân từ cơ quan khác. Bởi vì ngoài nằm trong tế bào gan, một số men gan còn tồn tại trong các cơ quan, các  mô khác như cơ, não, tim, thận,…

Một số nguyên nhân thường gặp làm tăng nồng độ men gan gồm cả nguyên nhân tại gan và nguyên nhân ngoài gan như:

  • Viêm gan: Viêm gan cấp do virus hoặc do bất kỳ nguyên nhân nào cũng làm cho men gan tăng cao đột biến (có thể tăng 7-8 lần so với bình thường)
  • Bệnh về đường mật (viêm túi mật, viêm đường mật, sỏi đường mật trong gan, teo đường mật bẩm sinh) hoặc áp-xe gan.
  • Lạm dụng rượu bia
  • Bệnh sốt rét
  • Các bệnh lý khác như suy tim, ứ sắt, viêm gan tự miễn, bệnh lý tự miễn ở ruột non
  • Tác dụng phụ của một số thuốc

Vì vậy, để xác định chính xác tình trạng sức khỏe, người bệnh nên gặp và tham khảo ý kiến từ bác sĩ.

Sản phẩm Goldliver giúp hạ men gan như thế nào?

Viên uống GoldLiver giải pháp cho lá gan khỏe mạnh
Viên uống GoldLiver giải pháp cho lá gan khỏe mạnh

Viên uống bảo vệ gan Goldliver là giải pháp hỗ trợ cho người bệnh tăng men gan, gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, đặc biệt những người đang trong quá trình điều trị viêm gan B mãn tính, người muốn cải thiện sức khỏe và chức năng gan từ sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên. Viên uống chứa các thành phần nổi bật như:

Chiết xuất Kế Sữa (Phosphocomplex): chứa Silybin, hoạt chất mạnh nhất trong nhóm Silymarin có tác dụng bảo vệ tế bào gan, hạ men gan. Ngoài ra, nhờ được kết hợp với công nghệ phytosome đặc biệt từ Đức, khả năng hấp thu của Phosphocomplex cao hơn 10 lần so với hoạt chất Silybin thông thường.

Cao Cà gai leo: chứa nhiều glycoalkaloid có tác dụng kháng khuẩn, diệt virus, ngăn ngừa xơ gan tiến triển theo nghiên cứu được thực hiện tại Viện Dược liệu Trung ương.

Novasol curcumin: nano curcumin – chiết xuất từ nghệ, có tác dụng chống viêm mạnh và bảo vệ tế bào gan – được sản xuất theo công nghệ Novasol từ Aquanova – Đức giúp tăng sự hấp thu của curcumin lên 185 lần so với các chế phẩm thông thường.

Mục nhập này đã được đăng trong Chưa phân loại. Đánh dấu trang permalink.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *