Phân biệt viêm gan cấp tính và mãn tính, cách phòng ngừa bệnh hiệu quả

Viêm gan là một bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến với phần lớn dân số trên thế giới. Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh viêm gan ở Việt Nam chiếm khoảng trên 20% dân số và số lượng người mắc bệnh ngày càng gia tăng. Phần lớn do tình trạng diễn tiến bệnh thầm lặng với các dấu hiệu mờ nhạt, tương đồng với một số bệnh lý thông thường khác làm cho người bệnh thường bỏ qua. 

Việc không sớm tiếp cận và điều trị làm cho tình trạng viêm gan có thể chuyển từ giai đoạn cấp tính sang mãn tính. Với tình trạng bệnh lý viêm gan mãn tính, người bệnh có thể đối mặt với những biến chứng nguy hiểm bao gồm xơ gan hay thậm chí là ung thư gan. Khi đó, bệnh nhân gần như phải sống chung với bệnh suốt đời. Vì thế, việc nhận biết sự nguy hiểm cùng các triệu chứng nhằm phân biệt viêm gan cấp và mãn tính là rất cần thiết.

I Viêm gan cấp tính

1. Viêm gan cấp tính là gì?

Viêm gan cấp tính là tình trạng tế bào gan bị phá hủy và xuất hiện những tế bào bị viêm trong mô gan. Thời gian kéo dài của tình trạng viêm gan cấp tính thường dưới 6 tháng. Phần lớn người bệnh viêm gan cấp tính có thể tự phục hồi nhưng cũng có thể tiến triển thành tình trạng mãn tính hoặc biến chứng nguy hiểm nếu không được sớm phát hiện và điều trị. 

2. Nguyên nhân gây nên bệnh

Tình trạng viêm gan cấp tính có thể có nhiều nguyên nhân như sự xâm nhiễm của virus (viêm gan virus A, B), các loại ký sinh trùng hoặc có thể do ngộ độc thuốc (paracetamol liều cao), rượu bia,… Theo phân loại chung, viêm gan cấp tính có thể chia thành 2 nhóm nguyên nhân chính là do virus và không do virus

2.1. Viêm gan do virus

Các loại viêm gan Virus thường gặp
Các loại viêm gan Virus thường gặp

Tùy theo từng loại virus, mức độ và thời gian kéo dài bệnh có thể được chi thành từng nhóm nhỏ, bao gồm: 

Viêm gan A: Nguyên nhân chủ yếu là do sử dụng các thực phẩm bị nhiễm virus viêm gan A. Phần lớn bệnh nhân mắc bệnh đều có thể tự hồi phục và do đó nguy cơ gây viêm gan cấp là thấp. 

Viêm gan B: Virus viêm gan B có thể lây truyền qua đường máu, đường sinh dục do quan hệ tình dục hoặc từ mẹ sang con. Chỉ khoảng 1% số bệnh nhân mắc viêm gan B có biểu hiện triệu chứng bệnh rõ ràng nhưng khả năng lây nhiễm cao ngay cả khi không triệu chứng. 

Viêm gan C: Tiếp xúc với máu của bệnh nhân viêm gan C có thể bị lây truyền virus. Bên cạnh đó, virus viêm gan C cũng lây truyền qua đường tình dục và từ mẹ sang con. 

Viêm gan D: Bệnh lý thường xảy ra trên nền bệnh nhân đã mắc viêm gan B và làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. 

Viêm gan E: Đây là loại viêm gan phổ biến với tỷ lệ mắc bệnh cao ở các nước trong vùng nhiệt đới, môi trường không được vệ sinh sạch sẽ và thường xảy ra trong mùa mưa lũ. Virus viêm gan E có thể tồn tại trong phân, rác, nước thải, do đó mưa lũ ngập lụt tao điều kiện cho các vi sinh vật gây bệnh dễ sinh sôi và phát triển, bao gồm cả virus viêm gan E. 

2.2. Viêm gan do nhiễm ký sinh trùng

Amip và ký sinh trùng sốt rét (Plasmodium falciparum) hay giun sán, sán là gan, sán dây chó cùng các loại xoắn khuẩn khác là các loại ký sinh có thể gây hại đến gan. Bệnh lý nhiễm amip hay ký sinh trùng sốt rét sẽ làm gan bị sưng ta và suy giảm chức năng gan, làm giảm khả năng chống độc, dự trữ và chuyển hóa ở gan. Các loại ký sinh trùng thường gây nên những bệnh lý về gan nguy hiểm và rất khó điều trị như viêm đường mật, phì đại túi mật gây ra bởi sán lá gan và giun đũa. Viêm gan cấp tính thường gây ra bởi Salmonella Typhi, trong khi các loại xoắn khuẩn như M.capillariasis, giun đũa, giun lươn có khả năng làm gia tăng phản ứng viêm và gây xơ hóa ở gan. 

2.3. Viêm gan không do virus

Một số chất độc không có lợi cho gan như rượu bia hay thuốc có thể làm dẫn đến tình trạng viêm gan cấp do bị ngộ độc. Các triệu chứng thường thấy bao gồm chán ăn, buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa, đau bụng, sốt vàng da hoặc thậm chí có thể xuất hiện một số dẫn hiệu rối loạn tâm tính. Viêm gan cấp do ngộ độc có thể làm hoại tử tế bào gan.

Viêm gan do bia rượu: Bia rượu hay những thức uống có cồn đều không tốt cho gan vì sẽ làm tăng men gan. Tình trạng nghiện bia rượu trong một thời gian dài có thể dẫn đến một số bệnh lý như gan nhiễm mỡ, xơ gan và ung thư gan. 

Viêm gan do thuốc: Hầu hết các thuốc điều trị đều phải được chuyển hóa qua gan, do đó nếu lạm dụng thuốc hoặc tự ý dùng thuốc quá liều có thể gây nên tình trạng viêm gan cấp tính, tế bào gan khi đó sẽ bị tổn thương, hoại tử. 

Viêm gan tự miễn: Tình trạng xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tự tấn công các tế bào gan. Nguyên nhân được cho là có thể liên quan đến di truyền, độc chất hoặc do các loại thuốc. Mặc dù tỷ lệ bệnh viêm gan tự miễn khả thấp (khoảng 1,9/100.000) nhưng nếu bệnh kéo dài mà không điều trị cũng có thể dẫn đến xơ gan. 

3. Triệu chứng biểu hiện bệnh

Viêm gan cấp tính phát sinh đột ngột và diễn tiến bệnh trong thời gian ngắn. Phần lớn bệnh nhân viêm gan cấp tính thường không phát hiện được tình trạng bệnh do biểu hiện một số triệu chứng không rõ ràng thoáng qua như biếng ăn, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa do chức năng gan bị suy giảm. Một số biểu hiện không đặc trưng khác như sốt, nôn mửa, cảm cúm hoặc đau nhức khớp cũng có thể xuất hiện trong giai đoạn này. 

Đối với viêm gan do virus, viêm gan cấp tính xuất hiện trong giai đoạn đầu khi virus bắt đầu tấn công cơ thể.  Bệnh có thể xuất hiện trong khoảng 6 tháng từ lúc bệnh nhiễm virus viêm gan B hoặc C. Trong thời gian này, người bệnh thường chỉ có triệu chứng nhẹ hoặc thậm chỉ không biểu hiện triệu chứng. Trong một số trường đặc biệt, thời gian diễn tiến bệnh có thể kéo dài hàng năm và dần tiên triển thành viêm gan mãn tính, suy gan,…

Viêm gan cấp tính: những triệu chứng có thể bị bỏ qua
Viêm gan cấp tính: những triệu chứng có thể bị bỏ qua

4. Con đường lây truyền bệnh viêm gan cấp tính

Viêm gan cấp tính có nguyên nhân chủ yếu là do virus và ký sinh trùng nên khả năng lây lan cũng thường xảy ra. Tùy thuộc mỗi nguyên nhân khác nhau, con đường lây truyền cũng khác nhau. Bệnh viêm gan A thường lây truyền qua đường tiêu hóa từ phân người bệnh hoặc do ăn thực phẩm bẩn. Bệnh viêm gan B và C thường lây truyền qua đường máu hoặc sinh lý (quan hệ tình dục hay mẹ sang con). Bệnh viêm gan D do viêm gan B tiến triển nên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cũng có thể ngăn ngừa lây truyền bệnh. Bệnh viêm gan E tương tự viêm gan A dễ lây truyền qua đường tiêu hóa, nhất là phân. Bệnh viêm gan cấp tính không do nguyên nhân virus sẽ không bị lây nhiễm.

5. Phác đồ điều trị viêm gan cấp tính

Để điều trị viêm gan cấp tính, bác sĩ thường cho bệnh nhân sử dụng thuốc kháng virus hoặc kết hợp với thuốc ức chế miễn dịch. Mục đích chính trong điều trị là hạn chế sự lây lan của virus gây nên viêm gan trong máu, ngăn chặn nguy cơ tiến triển xơ gan. Một số loại thuốc có thể giúp tăng cường hoạt động chức năng gan có thể được sử dụng nhưng cần có chỉ định của bác sĩ. Phương pháp truyền máu ozone là một liệu pháp phối trộn máu bệnh nhân và khí oxy theo tỉ lệ 1:1 rồi truyền ngược vào cơ thể giúp ức chế virus gây hại cho gan đồng thời thúc đẩy sinh kháng thể mạnh mẽ, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, phương pháp xung mạch với tần số thấp hi kết hợp với nồng độ thuốc thích hợp giúp diệt virus nhanh chóng.

II Viêm gan mãn tính

1. Viêm gan mãn tính là gì?

Viêm gan mãn tính là tình trạng bệnh lý về gan khi có tổn thương hoại tử và tình trạng viêm đã diễn ra trên 6 tháng. Đây thường là hậu quả của tình trạng bệnh gan cấp tính khi không kịp thời phát hiện và điều trị. Nguyên nhân viêm gan mãn tính có thể từ các nguyên nhân viêm gan cấp tính không được kiểm soát như tình trạng viêm gan siêu vi kéo dài không kiểm soát (thường viêm B, C và phối hợp với D), sử dụng rượu bia trong thời gian dài hoặc lạm dụng thuốc không kiểm soát. 

Thời gian đầu bệnh viêm gan mãn tính có thể biểu hiện một số triệu chứng rầm rộ như viêm gan cấp tính, nhưng sau đó thường là các triệu chứng kéo dài âm thầm như mệt mỏi, nặng tức vùng hạ sườn phải. Một số bệnh nhân có thể xuất hiện triệu chứng đau cơ, đau khớp hoặc nhức mỏi thông thường. Chính những biểu hiện có phần âm thầm này khiến bệnh nhân không nhận biết được và tiếp tục bỏ qua. Các biểu hiện viêm gan thường giảm dần khi chuyển sang giai đoạn mãn tính, thay vào đó là suy tế bào gan cùng các triệu chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa.

2. Nguyên nhân và triệu chứng viêm gan mãn tính

Viêm gan mãn tính là giai đoạn nghiêm trọng hơn của tình trạng bệnh cấp tính. Viêm gan được xác định là mãn tính khi virus tồn tại trong cơ thể người trên 6 tháng. Giai đoạn viêm gan mạn tính tiềm ẩn thường kéo dài rất lâu lên đến khoảng vài chục năm mà người bệnh ít có triệu chứng đặc biệt. Tình trạng bệnh kéo dài làm cho người bệnh thậm chí không còn sản sinh ra kháng thể. Điều này gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh vì có thể dẫn theo nhiều biến chứng khó lường như xơ gan, ung thư gan. 

Viêm gan mãn tính thường cũng diễn biến âm thầm và lặng lẽ, với những biểu hiện triệu chứng không rõ ràng khiến chúng ta dễ gây nhầm lẫn đối với các bệnh khác. Việc nhận biết tình trạng viêm gan mãn tính thông qua các dấu hiệu lâm sàng là vô cùng khó khăn. Cách tốt nhất để phát hiện viêm gan mãn tính là xét nghiệm máu. Việt Nam thường ghi nhận nhiều trường hợp viêm gan mãn tính khi người bệnh kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ hoặc xét nghiệm máu trước khi hiến máu, khám thai định kỳ. Mặc dù vậy, một số dấu hiệu sau đây có thể gợi ý tình trạng viêm gan siêu vi bao gồm các triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn, đau tức ở gan, vàng da và vàng mắt hoặc xuất hiện tình trạng chướng bụng.

3. Viêm gan mãn tính có lây không?

Tương tự viêm gan cấp tính, nếu nguyên nhân viêm gan mãn tính là do virus thì có thể lây truyền qua đường máu như dùng chung kim chích, dụng cụ vệ sinh hoặc y khoa,… Quan hệ tình dục mà không sử dụng các biện pháp phòng tránh phù hợp cũng có thể lây truyền bệnh. Ngoài ra, bệnh còn có thể lây sang trẻ nhỏ trong quá trình chuyển dạ. 

4. Viêm gan cấp và mãn tính có nguy hiểm không?

Tình trạng viêm gan cấp nặng có nguy cơ dẫn đến tử vong cho bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân có thể vượt qua giai đoạn cấp tính thì bệnh nhân có thể hoàn toàn khỏi bệnh. Trong khi đó, tình trạng viêm gan mãn tính thường diễn tiến âm thầm không biểu hiện triệu chứng rầm rộ như cấp tính nhưng hầu như bệnh nhân phải chung sống cả đời với bệnh lý này. Mặc dù không gây nguy hiểm như cấp tính, bệnh viêm gan mãn tính có thể dẫn đến xơ gan và ung thư gan, mà bệnh nhân có thể không kịp phòng ngừa. 

5. Bệnh mãn tính có chữa được không?

Tình trạng bệnh viêm gan mãn tính là tình trạng tiến triển của viêm gan cấp tinh, được xem là giai đoạn “chung sống trọn đời” của bệnh nhân. Khi đã chuyển sang tình trạng mãn tính, gan của bệnh nhân khó hồi phục như ban đầu. Bệnh nhân cần tích cực điều trị kịp thời để tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn và gây nên những biến chứng nguy hiểm hơn. Nguyên nhân bệnh viêm gan mãn tính cùng những biểu hiện triệu chứng không rõ ràng, khó điều trị làm cho tỷ lệ người mắc bệnh ngày một gia tăng.

III Các phương pháp hỗ trợ điều trinh bệnh

1. Hỗ trợ điều trị viêm gan do rượu bia

Hạn chế sử dụng rượu bia để phòng ngừa bệnh viêm gan
Hạn chế sử dụng rượu bia để phòng ngừa bệnh viêm gan

Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh gan do rượu bia. Mục tiêu điều trị chủ yếu nhằm giảm nhẹ tổn thương. Bệnh nhân cần ngưng sử dụng các thức uống có cồn nhằm giúp phục hồi chức năng gan. Một chế độ ăn uống tốt, tăng cường vitamin và chất dinh dưỡng cũng có thể điều trị tình trạng viêm gan do rượu bia. Bệnh nhân bị viêm gan do rượu nặng có thể xem xét hỗ trợ điều trị ngắn hạn với các loại thuốc để kiểm soát bệnh một cách hiệu quả.

2. Hỗ trợ điều trị viêm gan virus

Bệnh nhân bị viêm gan virus cấp phần lớn bệnh nhân thường sẽ tự khỏi. Nếu bệnh nhân bị viêm gan ở thể mang virus mãn tính không triệu chứng với nồng độ virus không cao thì chưa nên dùng thuốc hỗ trợ điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, bệnh nhân cần tái khám định kỳ mỗi 6 tháng để kiểm tra nồng độ virus và men gan nhằm hỗ trợ điều trị khi bệnh tiến triển. Nếu bệnh nhân viêm gan mạn tính thể hoạt động và/hoặc có tình trạng hoại tử tế bào gan thì cần được hỗ trợ điều trị với mục tiêu là ức chế sự nhân lên của virus đến mức thấp nhất, ổn định hoạt động của gan, duy trì chức năng của các enzyme chuyển hóa tại gan, ngăn chặn xơ hóa và ung thư gan. 

3. Hỗ trợ điều trị viêm gan do thuốc và hóa chất

Bệnh nhân cần ngưng ngay các thuốc gây độc hại cho gan khi phát hiện viêm gan do thuốc, đồng thời được tiến hành các biện pháp giải độc. Trong trường hợp tiến triển tổn thương gan nặng dẫn đến suy gan cấp, bệnh nhân cần phải được ghép gan tránh ảnh hưởng nguy hiểm đến tính mạng.

Mục nhập này đã được đăng trong Chưa phân loại. Đánh dấu trang permalink.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *