Chế độ ăn dành cho người bị viêm gan B

Theo thống kê của tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), hơn một phần năm dân số trên thế giới đang bị nhiễm virus viêm gan B. Tình trạng bệnh có thể diễn tiến rất thầm lặng và mờ nhạt và do đó người bệnh thường bỏ qua. Bệnh nhân thường phải sống chung với tính trạng viêm gan B mãn tính gần như suốt đời. Vì thế, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt là yếu tố quan trọng giúp kìm hãm quá trình tiến triển bệnh viêm gan B cũng như bảo vệ gan khỏi những tổn thương nặng nề do virus gây ra.

1. Chế độ ăn uống khoa học cho người bị viêm gan B

Viêm gan B bao gồm tình trạng cấp tính và mãn tính. Viêm gan B cấp tính xuất hiện trong giai đoạn đầu khi virus bắt đầu tấn công cơ thể. Trong khi đó, viêm gan B mãn tính là giai đoạn nghiêm trọng và nguy hiểm hơn. Viêm gan B được xác định là mãn tính khi virus tồn tại trong cơ thể người trên 6 tháng. Giai đoạn bệnh mãn tính tiềm ẩn thường kéo dài rất lâu lên đến khoảng vài chục năm mà người bệnh ít có triệu chứng đặc biệt. Chế độ dinh dưỡng cho tình trạng viêm gan cấp tính và mãn tính là khác nhau, tùy thuộc nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.

  • Đối với viêm gan cấp, nguyên tắc về năng lượng hấp thu trong mỗi ngày trung bình là 25 Kcal/kg cân nặng. Trong đó, lượng protein cần cung cấp mỗi ngày khoảng 0,4 – 0,6 g/kg cân nặng, lượng chất béo (lipid) chiếm khoảng 10 – 15% tổng năng lượng, được cung cấp thông qua 6 – 7 bữa ăn chính và phụ trong ngày. Nhu cầu dinh dưỡng cụ thể trong cơ cấu mỗi bữa ăn như sau:
  • Năng lượng: 1.300-1.400 Kcal/ngày
  • Protid: 20-30 gam
  • Lipid: 15-20 gam
  • Glucid: 250 – 280 gam
  • Nước: 2 – 2,5 lít
  • Đối với bệnh viêm gan mãn tính, nhu cầu dinh dưỡng sẽ cao hơn do cơ thể cần năng lượng để bù đắp sự thiếu hụt trong chuyển hóa cũng như bổ sung dinh dưỡng cho các cơ quan bị virus viêm gan B tấn công. Bữa ăn cần cung cấp đến 35 Kcal/kg cân nặng mỗi ngày. Lượng protein cơ thể cần lên đến 1 – 1,5 gam/kg cân nặng, trong khi lượng chất béo (lipid) chiếm khoảng 15 – 20% tổng năng lượng. Cơ cấu khẩu phần ăn cụ thể bao gồm:
  • Năng lượng: 1.800-2.000 Kcal/ngày
  • Protid: 50 – 75 gam
  • Lipid: 30 – 40 gam
  • Glucid: 310 – 340 gam
  • Nước: 1,5 – 2,0 lít

2. Nhóm thực phẩm người bị viêm gan B nên ăn

Chế độ ăn nhiều rau củ quả có lợi cho bệnh nhân viêm gan B
Chế độ ăn nhiều rau củ quả có lợi cho bệnh nhân viêm gan B

Bệnh nhân viêm gan B cần bổ sung những thức ăn có thể cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể, chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và dễ tiêu hóa. Thịt, cá, trứng, sữa là những thực phẩm cung cấp lượng đạm (protein) tốt cho cơ thể. Bên cạnh đó, các thực phẩm chứa nhiều đường và vitamin như hoa quả tươi, sữa chua,… cũng rất tốt cho bệnh nhân viêm gan B. Trong đó, rau quả giàu vitamin nên được sử dụng trong các bữa ăn bao gồm bầu, bí, cà chua, cải bắp, quýt, táo…

Dù là nhóm thực phẩm nào thì điều quan trọng nhất là các thực phẩm này cần phải được tiêu hóa dễ dàng, tránh gan phải làm việc quá sức. Thực phẩm nên được chế biến thành các món canh, cháo, súp,… để dễ dàng được hấp thu một cách nhanh chóng. Sau mỗi bữa ăn, có thể ăn thêm sữa chua giúp cung cấp men vi sinh có lợi cho quá trình tiêu hóa.

2.1. Thực phẩm giàu đạm tốt

Protein đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các hoạt động trong cơ thể. Ở bệnh nhân viêm gan B, tình trạng suy giảm chức năng chuyển hóa qua gan có thể làm giảm lượng dinh dưỡng cung cấp đến các cơ quan trong cơ thể. Do đó, lượng đạm trong khẩu phần ăn cần phải được đảm bảo để cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho người bệnh. Những thực phẩm cung cấp lượng đạm tốt nên được sử dụng tương tự người bình thường bao gồm các sản phẩm làm từ thịt, cá, trứng, sữa,…

2.2. Thực phẩm chứa nhiều vitamin

Cung cấp vitamin giúp bệnh nhân viêm gan B tăng cường hệ miễn dịch
Cung cấp vitamin giúp bệnh nhân viêm gan B tăng cường hệ miễn dịch

Vitamin là chất dinh dưỡng cung cấp những nguyên tố vi lượng nhưng rất cần thiết cho cơ thể. Vitamin giúp hệ miễn dịch cơ thể phát triển, điều này là vô cùng quan trọng đối với những bệnh nhân chống lại sự xâm nhiễm của virus gây nên viêm gan siêu vi B. Một cơ thể có sức đề kháng tốt sẽ giúp bệnh nhân tăng hiệu quả điều trị viêm gan B. Các rau củ quả chứa nhiều vitamin bao gồm trái cây, táo, bí đỏ, cà chua… sẽ cung cấp lượng vitamin cần thiết cho cơ thể. Rau củ quả không những cung cấp vitamin mà còn cung cấp chất xơ giúp quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn. Tuy nhiên, cần quan tâm đến cách chế biến giúp tránh vitamin trong rau củ bi mất đi do quá trình chế biến món ăn.

2.3. Thực phẩm giàu tinh bột

Nhóm tinh bột là vô cùng quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho cơ thể. Những thực phẩm cung cấp lượng tinh bột phù hợp với bệnh nhân viêm gan B bao gồm bột mì, gạo tẻ, đâu tương, đậu đen, đậu xanh… nên được sử dụng trong các bữa ăn giúp cơ thể duy trì năng lượng cần thiết.

3. Những loại thực phẩm người bị viêm gan B KHÔNG nên ăn

3.1. Hạn chế ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ

Bệnh nhân viêm gan B cũng cần hết sức lưu ý tránh sử dụng một số thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ trong các món các món xào, rán, quay,… Tuyệt đối kiêng sử dụng các thức uống có cồn hay các chất kích thích, hạn chế ăn các thực phẩm quá bỗ dưỡng, chứ quá nhiều đạm hay thực phẩm có tính nóng như thịt dê, ba ba, lòng đỏ trứng gà, thịt chó… Trái với quan điểm ăn gì bổ nấy, bệnh nhân viêm gan B không nên ăn nội tạng trong đó có cả gan động vật vì nội tạng thường chuyển hóa kém và làm nặng thêm tình trạng viêm gan.

Mặc dù cơ thể cần đường để cung cấp năng lượng cho mọi cơ quan, nhưng vì gan chuyển hóa kém, việc sử dụng nhiều đường mà không chuyển hóa hết sẽ là tăng đường huyết có thể dẫn đến đái tháo đường. Các loại hạt có hàm lượng chất béo cao như lạc, dừa, hạt điều, hướng dương… có thể gây cản trở chuyển hóa và tích lũy ở gan thành gan nhiễm mỡ, ảnh hưởng nặng nghiêm trọng hơn đến chức năng gan.

3.2. Người bị viêm gan B hạn chế ăn các món cay nóng

Bệnh nhân viêm gan B cũng cần hạn chế các món ăn cay nóng vì dễ kích thích như ớt, hồ tiêu, tỏi, gừng, hành, cari… Không ăn thức ăn chế biến quá mặn, các nông sản chứa độc tố như măng tươi, sắn tươi, khoai mì, cà chua xanh, khoai tây mọc mầm… cũng không được sử dụng. Những loại cá biển chứa chất chống đông máu như cá thu, cá ngừ… dễ khiến bệnh nhân viêm gan B bị xuất huyết tiêu hóa. Bệnh nhân không được ăn thức ăn sống bao gồm cả những món hải sản tươi sống làm gỏi, chế biến tái. Các chất phụ gia trong thực phẩm như hàn the, muối diêm, chất tẩy màu, chất làm trắng trong bánh tráng, bún, phở,… nên được lưu ý cẩn thận tránh sử dụng.

3.3. Nội tạng

Nội tạng động vật không tốt cho bệnh nhân viêm gan B
Nội tạng động vật không tốt cho bệnh nhân viêm gan B

Nội tạng là loại thực phẩm có chứa hàm lượng cholesterol rất cao, không tốt với bệnh nhân bị viêm gan B vì gây ảnh hưởng xấu chức năng hoạt động của gan bao gồm ức chế bài tiết mật, hạn chế quá trình lọc và thải độc tố, ngăn chuyển hoá hoàn toàn chất béo, nguy cơ cao dẫn đến gan nhiễm mỡ và tiến triển thành xơ gan.

3.4. Thực phẩm quá nhiều đạm và tính nóng

Mặc dù chứa nhiều đạm và các vitamin cần thiết cho cơ thể, nhưng các thực phẩm này lại có tính nóng và rất khó tiêu hoá, không tốt cho những người bị viêm gan B.

Tuy nguồn thực phẩm này rất giàu đạm nhưng cũng chưa rất nhiều cholesterol không tốt cho cơ thể. Bên cạnh đó, hàm lượng kim loại thủy ngân cao trong hải sản khiến gan phải làm việc nhiều hơn nhằm chuyền hóa và thải độc.

3.5. Măng – Nhân sâm

Tuy măng rất giàu chất xơ nhưng nhiều độc tố trong măng lại có hại cho gan. Đồng thời, măng rất khó tiêu hoá và ảnh hưởng xấu đến quá trình chuyển hoá. Nhân sâm có tác dụng làm tăng nhiệt độ cơ thể, có tính nóng có thể gây xuất huyết ở bệnh nhân viêm gan B.

3.6. Rượu, bia

Sử dụng nhiều rượu bia cũng là nguyên nhân gây bệnh viêm gan
Sử dụng nhiều rượu bia cũng là nguyên nhân gây bệnh viêm gan

Phần lớn những bệnh nhân mắc bệnh về gan thường uống bia rượu thường xuyên đến mức lạm dụng. Viêm gan B có nhiều khả ăng phát triển thành xơ gan, ung thư gan nếu bệnh nhân tiếp tục sử dụng thức uống có cồn.

4. Những lưu ý về chế độ ăn uống cho người bệnh

Khi phát hiện người bệnh viêm gan B bị chướng bụng thì cần ngừng uống sữa bò, không ăn đường lẫn muối ăn. Trong trường hợp xuất hiện các biểu hiện như phù thũng, chướng bụng, bệnh nhân cần giảm ngay lượng đường cung cấp trong chế độ ăn, đồng thời phải thay đổi thực đơn cũng như cách chế biến giúp hạn chế đường một cách tối đa. Độ lọc cầu thận bệnh nhân có thể giảm trong một số trường hợp, khi đó không được ăn quá 4g muối ăn mỗi ngày và uống nhiều nước bù lượng nước mất đi.

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý trong từng bữa ăn, bệnh nhân bị viêm gan B mãn tính cần duy trì một sức khỏe tốt giúp phòng tránh các biến chứng nguy hiểm. Các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân bổ sung các thực phẩm chức năng giúp bảo vệ gan trong quá trình điều trị và duy trì lâu dài để cải thiện tình trạng bệnh, tăng sức đề kháng và ngăn chặn nguy cơ biến chứng lâu dài của bệnh Viêm gan B.

Mục nhập này đã được đăng trong Chưa phân loại. Đánh dấu trang permalink.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *