Bệnh viêm gan C có nguy hiểm không? và giải pháp phòng ngừa bệnh

Viêm gan C có thể coi là một bệnh thầm lặng nhưng có khả năng để lại hậu quả rất nặng nề. Hiện nay trên thế giới tỷ lệ mắc viêm gan virus C chiếm khoảng 3% dân số và có khoảng 170 triệu người mang virus viêm gan C không biểu hiện triệu chứng. Mặc dù tới hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị virus viêm gan C, bệnh nhân mắc virus HVC cũng có thể được điều trị hiệu quả nếu sớm được chẩn đoán. Việc hiểu rõ về cơ chế bệnh sinh, lây truyền và triệu chứng biểu hiện sẽ giúp phòng tránh hiệu quả khả năng mắc viêm gan siêu vi C. 

1. Viêm gan C là gì?

Viêm gan C là tình trạng viêm gan siêu vi do virus HVC gây nên làm các tế bào gan bị tổn thương và làm giảm chức năng của gan. Sau khi virus xâm nhập vào máu, chúng sẽ tấn công vào các tế bào gan. Tại đây, chúng sinh sôi nảy nở khiến cho các tế bào gan bị sưng phồng và dần bị hoại tử gây nên tình trạng viêm gan. Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị, bệnh tình sẽ tiến triển những biến chứng nguy hiểm điển hình như xơ gan hay thậm chí là ung thư gan. 

Chủng virus gây nên viêm gan C gồm 6 kiểu chính, tạm gọi là kiểu gen. Kiểu gen không ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của bệnh nhưng sẽ ảnh hưởng đến phương pháp điều trị hiệu quả. Kiểu gen có thể được xét nghiệm trước khi bắt đầu điều trị. Nhóm virus viêm gan C kiểu gen 1 thường được tìm thấy chủ yếu ở Bắc Mỹ và châu Âu với tổng số người mắc kiểu gen này chiếm khoảng 70%. Với nhóm bệnh nhân này cần khoảng 48 tuần để có thể dịch sạch hoàn toàn virus trong cơ thể. Kiểu gen 2 và 3 dễ điều trị hơn kiểu gen 1, bệnh nhân cần khoảng 24 tuần điều trị để diệt sạch virus. Nhóm bệnh nhân này chiếm khoảng 30% trong số những người bị viêm gan C và thường gặp ở vùng Viễn Đông và ở Úc.

Trong khi đó, phần lớn người Trung Đông và châu Phi thường nhiễm virus viêm gan C kiểu gen 4 (chiếm khoảng 90%). Tương tự nhóm 1, bệnh nhân cần điều trị trong vòng 48 tuần. Kiểu gan 5 và 6 thương hiếm gặp hơn và cũng cần điều trị khoảng 48 tuần. Ở Việt Nam, hầu hết bệnh nhân viêm gan C kiểu 1, tiếp theo là kiểu 6 (tỷ lệ khoảng 20%). 

2. Đường lây truyền viêm gan C

Tương tự viêm gan siêu B, viêm gan siêu vi C có khả năng lây truyền qua đường máu qua các vết thương hở hoặc tiếp xúc trực tiếp với máu của bệnh nhân. Tuy nhiên, viêm gan C hiếm khi lây truyền qua đường tình dục. 

2.1. Viêm gan C lây truyền qua đường máu

viêm gan C có thể lây truyền qua đường máu
viêm gan C có thể lây truyền qua đường máu

Như đã nói, virus siêu vi C rất dễ lây qua đường máu, do đó người nhận máu hoặc các chế phẩm máu của bệnh nhân nhiễm virus viêm gan C đều có thể bị lây nhiễm virus viêm gan C. Những trường hợp có nguy cơ cao cần cảnh giác để phòng tránh lây nhiễm virus HVC bao gồm tiệt trùng các y cụ trong y khoa và nha khoa, sử dụng chung kiêm tiêm hoặc các dụng cụ có thể phơi nhiễm với máu. Trong chăm sóc y khoa và nha khoa, đôi khi có những thủ thuật can thiệp xâm lấn nên nếu các y cụ không được tiệt trùng kỹ sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus từ người bệnh. Đây được xem là nguyên nhân thường nhất khiến viêm gan siêu vi C lan truyền nhanh chóng ở nhiều quốc gia trên thế giới. 

Đối với những con nghiện ma túy, việc sử dụng kiêm tiêm không vệ sinh nhiều lần, dùng chung kiêm tiêm có thể làm lây truyền những mầm siêu vi nguy hiểm, trong đó có virus viêm gan C. Một số trường hợp có nguy cơ tiếp xúc với máu của bệnh nhân viêm gan C như dùng chung dao cạo, cắt tóc, xăm mình, xỏ khuyên,… bệnh nhân có thể hoàn toàn không hay biết mình đã bị nhiễm virus từ người khác. 

2.2. Viêm gan C lây truyền qua đường tình dục

viêm gan C có thể lây truyền qua đường tình dục
viêm gan C có thể lây truyền qua đường tình dục

Mặc dù khả năng lây truyền virus HVC qua đường tình dục là hiếm hơn so với virus HBV, người lành cũng có thể bị nhiễm virus viêm gan C nếu quan hệ tình dục không an toàn với người mang mầm bệnh virus HVC. Trong tinh dịch của đàn ông mắc viêm gan C có thể chứa máu và thông qua các vết xước ở niệu đạo lúc quan hệ tình dục, virus viêm gan C có thể tấn công vào bạn tình của họ một cách dễ dàng. Hành vi tình dục có thể gây tổn thương hay trầy xước hoàn toàn có nguy cơ cao truyền nhiễm virus viêm gan siêu vi C. Do vậy, mỗi người cần có ý thức bảo vệ an toàn cho mình và người khác bằng sinh hoạt tình dục an toàn. Tránh những hành vi tình dục nguy cơ cao gây chảy máu, tránh giao hợp khi người nữ có kinh nguyệt.

2.3. Viêm gan C lây truyền từ mẹ sang con

Viêm gan C cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con nhưng với tỷ lệ khá thấp, trong vòng khoảng 5%. Trẻ em cũng có nguy cơ bị lây truyền virus viêm gan C từ mẹ khi bị mắc bệnh lúc mang thai. Đường lây truyền virus viêm gan C từ mẹ sang con là qua nhau thai trong thời điểm sinh con. Khi sinh nở, nhau thai bong tróc làm virus viêm C sẽ truyền theo đường máu từ mẹ sang con. Dù sinh thường hay sinh mổ, mẹ đều có khả năng lây truyền viêm gan C cho con. Mặc dù virus viêm gan C không lây qua đường ăn uống và lây qua sữa mẹ nhưng các bà mẹ bị nhiễm virus viêm gan C được khuyến cáo không nên cho con bú sữa trực tiếp mà vắt sữa rồi cho con bú, tránh trường hợp đầu vú bị trầy xước có thể lây truyền bệnh sang cho con. 

2.4. Viêm gan C có lây qua đường ăn uống không?

Theo các nghiên cứu, viêm gan C KHÔNG có khả năng lây qua đường ăn uống. Hơn nữa, viêm gan siêu vi C KHÔNG thể bị lây truyền trong các trường hợp như dùng chung nhà vệ sinh, dùng chung ly tách, chén bát, muỗng nĩa. Virus viêm gan siêu vi C cũng không thể lây lan trong không khi hay đường hô hấp nên các hành động ho, hắt hơi, hôn hít hoặc ôm ấp không làm lây truyền virus viêm gan siêu vi C. Thêm nữa, virus viêm gan C không lây truyền trong nước nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi bơi lội tại các hồ bơi. Mặc dù lây truyền qua đường máu, muỗi chích hoặc côn trùng cắn đốt lại không làm lây truyền mầm bệnh virus viêm gan siêu vi C. 

2.5. Viêm gan C có nguy hiểm không?

So với tỷ lệ bệnh nhân viêm gan do virus siêu vi A và B, viêm gan do HCV chỉ chiếm một phần nhỏ hơn. Tuy nhiên, viêm gan C được xem là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong các bệnh nhiễm trùng trên thế giới với những biến chứng nặng nề như xơ gan, ung thư gan. Việt Nam là một nước nằm trong khu vực có tỷ lệ lưu hành virus viêm gan C cao. Nếu bỏ qua cơ hội điều trị sớm do các dấu hiệu mờ nhạt, viêm gan C sẽ biến chứng thành xơ gan và lâu dần sẽ dẫn đến suy gan, ung thư gan đe dọa tính mạng người bệnh. 

Bên cạnh việc tấn công và hủy hoại các tế bào gan thì viêm gan siêu vi C có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận và hệ thống trong cơ thể. Khi cơ thể bị virus viêm gan C tấn công, kháng thể sẽ được sinh ra để chống lại tác nhân xâm nhiệm. Tuy vậy, chính kháng thể sinh ra lại gây nên các phản ứng có ảnh hưởng xấu đến các cơ quan quan khác trong cơ thể như tổn thương thận, ngứa dị ứng, tê liệt và đau do tổn thương dây thần kinh, đau khớp, da mẩn đỏ, loét. Ngoài ra, bệnh nhân bị nhiễm virus viêm gan C có nguy cơ cao bị mắc các bệnh khác như đái tháo đường, trầm cảm,…

3. Viêm gan C có chữa được không?

Viêm gan C bao gồm hai dạng là cấp tính và mãn tính. Mặc dù virus viêm gan C rất nguy hiểm, nhưng nếu bệnh nhân được phát hiện và điều trị kịp thời theo phác đồ điều trị của các bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân hoàn toàn có thể được chữa khỏi. Trong giai đoạn cấp tính, mục tiêu chính của điều trị là làm giảm tình trạng bệnh và ngăn ngừa nguy cơ tiến triển thành mãn tính. Thực tế bệnh nhân có thể tự hồi phục nếu cơ thể sản sinh lượng kháng thể đủ chống lại virus. Tuy nhiên, trường hợp này thường ít xảy ra. Người bệnh cần phải đường tăng cường khả năng miễn dịch mới có thể đẩy lùi virus viêm gan C.

Trong giai đoạn mãn tính, bệnh vẫn có thể được chữa khỏi nếu phát hiện sớm và được can thiệp tránh xảy ra biến chứng. Trong giai đoạn này, bác sĩ thường sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc kháng virus nhằm nhanh chóng loại bỏ virus ra khỏi cơ thể, đồng thời sử dụng thuốc miễn dịch để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài điều trị, bệnh nhân cần kết hợp thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng

3.1. Ăn uống đủ chất

Cần có chế độ ăn uống lành mạnh để giúp phòng ngừa bệnh viêm gan
Cần có chế độ ăn uống lành mạnh để giúp phòng ngừa bệnh viêm gan

Ăn uống đủ chất sẽ giúp bệnh nhân viêm gan C cảm thấy khỏe hơn và tăng cường sức đề kháng chống chọi với bệnh. Bệnh nhân cũng không cần phải ăn kiêng quá mức làm cơ thể thiết chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng xấu đến gan. Trong bữa ăn hàng ngày, cần cân đối giữa các chất đạm, đường, chất béo và các vitamin, khoáng chất. Tuy nhiên, bệnh nhân viêm gan C cũng phải hạn chế không nên ăn quá nhiều cholesterol xấu như nội tạng động vật, thức ăn nhiều dầu mỡ, lòng đỏ trứng gà,… Khả năng bài tiết mật ở bệnh nhân viêm gan C bị giảm nên không có khả năng tiêu hóa hết chất béo sẽ làm gan bị tổn thương nghiêm trọng hơn. 

3.2. Từ bỏ những thói quen gây hại cho gan

Bên cạnh dùng thuốc theo hướng dẫn của các chuyên gia, một chế độ ăn uống cung cấp đầy đủ dinh dưỡng có thể giúp bệnh nhân viêm gan C phục hồi nhanh chóng hơn. Bệnh nhân viêm gan C cần hạn chế và thay đổi những thói quen làm ảnh hưởng xấu đến gan như kiêng rượu bia, thuốc lá, không thức khuya, hạn chế táo bón, không nên nhịn tiểu… sẽ góp phần làm chậm sự tiến triển bệnh. 

4. Phòng ngừa viêm gan siêu vi C

4.1. Phòng ngừa ban đầu

Nên thăm khám bác sĩ thường xuyên để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời
Nên thăm khám bác sĩ thường xuyên để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời

Cho đến hiện nay vẫn chưa có vaccine chủng ngừa viêm gan C, vì vậy chúng ta chỉ có thể ngăn ngừa sự lây truyền viêm gan C bằng những lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày. Tránh hoạt động tiêm chủng không cần thiết và không an toàn. Không dùng chung các vật dụng có thể vô tình tiếp xúc máu như kim tiêm, bàn chải đánh răng, dao cạo, bấm móng,… Trong các hoạt động thẩm mỹ như xỏ khuyên, xăm mình hay châm cứu, cần thực hiện ở những địa điểm uy tín với những dụng cụ đảm bảo vô trùng. 

Không được thu gom và xử lý chất thải sắc nhọn một cách không an toàn. Nghiêm cấm sử dụng ma túy trái phép và không được dùng chung dụng cụ tiêm chích. Trong đời sống tình dục, cần phải đảm bảo an toàn bằng biện pháp phòng ngừa như bao cao su và vệ sinh cẩn thận. Đối với bệnh nhân nữ không nên quan hệ tình dục khi có kinh nguyệt để tránh lây bệnh cho bạn tình. Vợ chồng trước khi quyết định có con cũng cần kiểm tra xem có nguy cơ nhiễm viêm gan C hay không và trong quá trình mang thai, người mẹ cũng cần thường xuyên thăm khám và theo dõi. Đối với trẻ đang độ tuổi đi học phụ huynh nên dặn dò nhắc nhở con để tránh lây bệnh truyền nhiễm nói chung và viêm gan C nói riêng. 

4.2. Phòng ngừa thứ cấp

Đối với những bệnh nhân đã bị nhiễm virus viêm gan C cần giáo dục và tư vấn để chọn phương pháp điều trị và chăm sóc hiệu quả. Chủng ngừa vaccine viêm gan A và viêm gan B để dự phòng đồng nhiễm từ các virus này. Cần sớm nhận biết và tích cực điều trị sớm bao gồm sử dụng thuốc kháng virus nếu được bác sĩ chỉ định. Thường xuyên theo dõi để phát hiện sớm nếu tình trạng viêm gan chuyển sang giai đoạn mãn tính, tránh để những biến chứng nặng nề có thể xảy ra mà không kịp thời phát hiện. 

4.3. Sử dụng thực phẩm chức năng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm gan C

Việc chưa có thuốc đặc trị cũng như có vaccine phòng ngừa virus viêm gan C làm cho mục tiêu điều trị chủ yếu là ngăn ngừa virus phát triển, sinh sôi và ngăn cản được sự tiến triển của bệnh. Sử dụng thuốc kháng siêu vi trong thời gian dài cùng có thể dẫn đến một số tác dụng không mong muốn ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh. Do đó, việc duy trì một sức khỏe tốt sẽ góp phần phòng tránh các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân bổ sung các thực phẩm chức năng giúp bảo vệ gan trong quá trình điều trị bằng thuốc và duy trì lâu dài để cải thiện tình trạng bệnh, tăng sức đề kháng và ngăn chặn nguy cơ biến chứng lâu dài của bệnh viêm gan. 

4.4. Sử dụng viên uống bảo vệ gan GoldLiver

Sản phẩm GoldLiver giúp hạ men gan làm giảm các triệu chứng của viêm gan virus
Sản phẩm GoldLiver giúp hạ men gan làm giảm các triệu chứng của viêm gan virus

Viên uống bảo vệ gan Goldlive là với các thành phần là dẫn xuất từ thiên nhiên bao gồm silybin, glycoalkaloid và nano curcumin không những giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm gan ở những bệnh mắc virus viêm gan C, mà còn giúp người dùng kiểm soát tình trạng tăng men gan, hỗ trợ bảo vệ gan tránh các thành phần ngoại nhiễm khác bao gồm cả virus viêm gan A và B. Hơn nữa, với mục tiêu phòng bệnh hơn chữa bệnh, việc sử dụng viên uống Goldlive còn giúp ngăn ngừa biến chứng xơ gan tiến triển ung thư gan.

Chiết Xuất Kế Sữa: chứa Silybin vốn là hoạt chất mạnh nhất trong nhóm Silymarin có tác dụng bảo vệ tế bào gan, hạ men gan. Công nghệ bào chế tiên tiến tạo màng bao phytosome bảo vệ hoạt chất silybin trong viên uống GOLDLIVE còn giúp tăng độ hấp thu 10 lần so với dạng thông thường.

Cao Cà Gai Leo: chứa nhiều glycoalkaloid, một loại hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, diệt virus, ngăn ngừa xơ gan tiến triển theo nghiên cứu được thực hiện tại Viện Dược liệu Trung ương. Glycoalkaloid là dẫn xuất alkaloid, một nhóm hoạt chất trong dược liệu được chứng minh có nhiều tác dụng bảo vệ tốt cho nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể. 

Novasol curcumin: nano curcumin được sản xuất bằng công nghệ Novasol từ Aquanova ở Đức, một công nghệ tiên tiến giúp tăng sinh khả dụng của curcumin lên 185 lần so với curcumin dạng tự nhiên và do đó có khả năng chống viêm mạnh và giúp giải độc tế bào gan.

Xem thêm các bài viết liên quan:

 

Mục nhập này đã được đăng trong Chưa phân loại. Đánh dấu trang permalink.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *